Truyền thuyết về chim Yến

Được chiếu chỉ vua ban, không ít danh y đương thời đã đến xin yết kiến vua thực hiện. Nhưng qua thời gian các vị danh y ấy kẻ chết, người bị đày ra đảo vắng…vì không cung ứng được linh dược như mong muốn của Nhà Vua!

Trong số đó có một đôi vợ chồng danh y rất thương yêu quấn quýt nhau và người chồng cùng chung số phận bị đày ra đảo xa vắng, sau đó vị danh y cũng chết mà hoài bảo chưa lập được, ông hóa thành loài chim và bay về đất liền tìm người vợ rất yêu thương, nhưng người vợ mỏi mòn chờ chồng cũng đã chết hóa thành chim và bay đi tìm chồng.

Ngày sóng vỗ, đêm trăng thanh trên mặt biển, chim Chồng và chim Vợ cũng tìm được nhau sống trên đảo vắng uống giọt sương bao la trong biển cả, ăn sinh vật bay trên không…đôi chim cũng xây dựng tổ sinh sản những con chim non. Ngày ngày đàn đàn chim xây đắp tổ sinh sản con tạo thành thế hệ con cháu sau này.

Lúc bấy giờ chiến sự nổi lên, loạn ly thất lạc. Trớ trêu thay! Hoàng triều (dòng tộc Vua) lại lưu lạc đến hoang đảo này không thức ăn, không nước uống, người kiệt sức, những tưởng cái chết đến kề bên. Nhưng lúc này, nhà Vua phát hiện các tổ chim trên vách đá lấy xuống cho mọi người dùng, sau một đêm đến sáng thức dậy sức khỏe hồi phục thật sự, tinh thần minh mẫn nên tìm cách trở về đất liền và phục hồi lại Ngai vàng.

Vua cho các Ngự Y nghiên cứu về tổ chim được dùng kết tinh từng sợi tinh túy. Qua nghiên cứu Vua được biết đó là Tổ của chim Yến hay còn được gọi là Yến Sào, từ đó Yến Sào được đưa vào Bát Bữu chốn Cung Đình.

Yến Sào Hoàng Phi (Nguồn internet)
Đã thông báo Bộ Công Thương